Chuyển Đổi Giá Trị Cá Nhân Để Nâng Cao Tài Chính Và Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả
Trong hành trình phát triển bản thân, tôi nhận ra rằng quản lý tài chính không chỉ là kỹ năng sống còn mà còn là cách để kiểm soát cuộc sống, nâng cao giá trị bản thân và đạt được tự do tài chính. Những phương pháp mà tôi chia sẻ dưới đây không chỉ là lý thuyết, mà chính là những cách tôi đã áp dụng thành công để chuyển đổi giá trị cá nhân và cải thiện tài chính của mình một cách đáng kể. Có quá nhiều khóa học về tài chính và nhắc đến tài chính thường ta hình dung nó rất phức tạp nhưng dưới đây tôi đã hệ thống rất rõ ràng. Quan trong là bạn phải hành động để tạo thành một thói quen tài chính tốt ngay cả khi bạn chưa có nhiều tài chính.
Phần 1: Nâng Cao Tư Duy Về Tài Chính
1. Thay đổi tư duy từ “làm việc để kiếm tiền” sang “làm việc để tạo ra giá trị”
- Ban đầu, tôi cũng giống nhiều người, tập trung làm việc chăm chỉ để kiếm sống. Nhưng khi tôi bắt đầu tư duy khác đi, rằng công việc của mình phải tạo ra giá trị thực sự cho người khác, và khi tôi càng giúp đỡ được nhiều người thì thu nhập của tôi càng tăng.
- Ví dụ: Khi làm việc, tôi luôn tìm cách tối đơn giản hóa vấn đề mà nâng cao hiệu suất công việc. Thay đổi từng bước và có phương pháp đo lường chuyển đổi từ đó giúp cho đối tác và khách hàng của mình dễ dàng thực hiện và tạo ra kết quả thực có thể nhìn thấy và đo lường được.
2. Tư duy “đầu tư” thay vì “chi tiêu”
- Tôi từng lãng phí không ít vào những khoản chi tiêu không tạo ra giá trị lâu dài. Sau khi thay đổi tư duy, tôi bắt đầu coi mọi khoản tiền mình chi ra là một khoản đầu tư.
- Ví dụ: Tôi đầu tư vào các khóa học chuyên sâu để nâng cao kỹ năng, và những kiến thức này đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội thu nhập cao hơn.
3. Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể
- Mục tiêu là kim chỉ nam cho mọi hành động. Tôi không chỉ đặt mục tiêu tiết kiệm mà còn lập kế hoạch đầu tư dài hạn. Phần này tôi nghĩ là cần có phương pháp thực hiện cụ thể đúng ngay từ đầu thì mới đạt kết quả. Vì trước đó tôi đã không biết bao nhiêu lần thực hiện mà không thành công. Nhưng với sự kiên trì tôi đã thực hiện được.
Phần 2: Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả
1. Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính
Đây là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân mà tôi đã áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Tôi phân chia thu nhập của mình thành:
- 50% – Nhu cầu thiết yếu: Đảm bảo các chi phí cơ bản như ăn uống, nhà ở, điện nước. Phần này tôi nghĩ bạn nên bóc tách được và có con số cụ thể thì tốt hơn
- 10% – Đầu tư dài hạn : Tôi dành khoản này tích lũy để hướng đến tài chính sẽ được đầu tư những tài sản trong dài hạn
- 10% – Giáo dục : Đây là khoản tôi đầu tư để học thêm những kỹ năng mới, tham gia hội thảo hoặc mua sách tài liệu phục vụ cho quá trình phát triển bản thân.
- 10% – Hưởng thụ : Tôi tự thưởng cho bản thân và gia đình qua các chuyến du lịch hoặc mua những món đồ mình thích từ quỹ phân bổ này.
- 10% – Tiết kiệm lớn : Dành để đạt các mục tiêu lớn như đầu tư vào các tài sản có giá trị bền vững.
- 10% – Cho đi: Tôi có ngay một khoản chia sẻ trước tiên hãy dành đề giúp đỡ những người trong gia đình rồi tiếp tục mở rộng khi quỹ tăng lên
Không quan trọng là kiến thức này bạn đã nghe và thấy ở đâu, ai đã từng chia sẻ. Nhưng cách thức triển khai và áp dụng nó đạt hiệu quả mới là quan trọng. Các tỷ lệ % sẽ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh tình hình tài chính của mỗi người. Các hạng mục có thể thay đổi và áp dụng tùy theo giai đoạn phát triển tài chính của mỗi người. Tôi cũng thất bại nhiều lần trong việc phân bổ tài chính và không chịu bỏ cuộc cuối cùng tôi cũng thực hiện thành công phương phá trên. Ngay cả khi tôi không có tài chính nhiều và tôi tin rằng ngay cả khi bạn có nguồn tài chính tốt nếu bạn không hiểu phương pháp để thực hiện thì bạn cũng không thành công với phương pháp này.
2. Theo dõi và kiểm soát chi tiêu
- Tôi bắt đầu ghi lại mọi khoản thu – chi bằng một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân. Điều này giúp tôi nhận ra những khoản chi không cần thiết. Theo dõi cũng là cách để mình kịp thời điều chỉnh các Chi phí và kiểm soát tài chính tốt hơn.
3. Tạo quỹ dự phòng khẩn cấp
- Một trong những thay đổi lớn nhất của tôi là xây dựng quỹ dự phòng bằng 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Điều này giúp tôi an tâm hơn trước những tình huống không lường trước có thể xảy ra.
4. Học cách tối ưu hóa nợ
- Tôi từng mắc sai lầm khi sử dụng nợ, nhưng sau đó đã tập trung vào nợ đầu tư. Nhờ vậy, tôi vừa tăng tài sản vừa giảm thiểu áp lực tài chính.
- Ví dụ: Tôi vay vốn để đầu tư kinh doanh và từ đó tạo ra các tài sản giá trị khác rồi có kế hoạch hoàn lại các khoản nợ đã vay trước đó. Với các nguyên tắc đầu tư kinh doanh đã được học phải đảm bảo kiểm soát được cuộc chơi và có các phương án dự phòng rủi ro.
Phần 3: Nâng Cao Thu Nhập Và Tạo Dòng Tiền
1. Phát triển kỹ năng cá nhân
- Tôi đầu tư vào việc học các kỹ năng có giá trị cao như viết lách, marketing và quản lý. Nhờ đó, tôi có thêm nhiều cơ hội với mức thu nhập cao hơn.
2. Tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động
- Một thay đổi lớn trong tư duy tài chính của tôi là xây dựng các nguồn thu nhập thụ động. Tôi đã đầu hệ thống trên internet, các công ty có thể tạo ra thu nhập thụ động. Hướng đến là các tài sản có giá trị tạo dòng tiền cao hơn nữa.
3. Kinh doanh hoặc đầu tư nhỏ
- Tôi bắt đầu với những dự án kinh doanh nhỏ để vừa học hỏi, vừa tăng thu nhập. Nhờ đó, tôi không chỉ gia tăng tài chính mà còn tích lũy kinh nghiệm quản lý quí giá từ rất sớm.
Phần 4: Tư Duy Dài Hạn Và Xây Dựng Sự Bền Vững
1. Đầu tư vào sức khỏe
- Một trong những bài học quan trọng nhất là sức khỏe tốt chính là nền tảng để tạo ra thu nhập bền vững. Tôi luôn ưu tiên chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Mặc dù sức có chút tăng kg nhưng kế hoạch tập luyện vẫn được duy trì đều 30 phút đến 1h tập luyện mỗi ngày.
2. Xây dựng mối quan hệ chất lượng
- Tôi không ngừng mở rộng mạng lưới mối quan hệ. Những mối quan hệ tốt giúp tôi học hỏi, kết nối và tạo ra nhiều cơ hội tài chính hơn. Đây là một trong cách thức tôi nghĩ rất hiệu quả với ai có tố chất hướng ngoại để phát huy. Và nó vẫn tốt với ai hướng nội nhưng học cách để triển khai thì vẫn hoàn toàn làm được . Tôi cũng là một người hướng nội học để hướng ngoại.
3. Liên tục học hỏi và cải thiện bản thân
- Tôi hiểu rằng thế giới luôn thay đổi, và việc liên tục học hỏi giúp tôi không bị bỏ lại phía sau. Tôi thường xuyên đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến và trao đổi với các chuyên gia để cập nhật kiến thức mới. Tối có các cố vấn, các Mentor và cách chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau điều đó giúp cho tôi học tập và phát triển cũng như định hướng công việc tốt hơn trước đây rất nhiều. Không phải ai cũng biết cách thức để làm điều đó tôi nghĩ bạn cần phải kiên trì và nỗ lực trên hành trình tìm những người cố vấn cho mình đó.
Lời Kết: Chuyển Đổi Để Thành Công
Những gì tôi chia sẻ ở trên chính là những phương pháp tôi đã thực hiện thành công trong hành trình chuyển đổi giá trị cá nhân để nâng cao tài chính. Chuyển đổi không phải là điều xảy ra trong một đêm, mà là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và không ngừng cải thiện. Tôi đã mất nhiều năm để có thể tự tin hơn và tốt hơn về tài chính của mình. Tôi muốn chia sẻ để bạn hiểu và biết đâu sẽ giúp bạn cải thiện được về tình hình tài chính trong tương lai. Phát triển tài chính tốt tôi nghĩ giống như xây dựng hạnh phúc về vật chất và vững vàng hơn trong cả cuộc sống tinh thần. Mọi thứ đều có thể học được và chúng ta chỉ thiếu tự tin khi chúng ta chưa hiểu và chưa rõ về nó. Nếu một khi bạn đã hiểu và rõ thực hiện đạt kết quả tôi nghĩ bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều và không bị tài chính bên ngoài hấp dẫn bạn kéo bạn ra khỏi cuộc chơi của chính bạn tạo ra.
Nếu bạn cũng muốn thay đổi và tìm kiếm sự hỗ trợ, hãy kết nối với tôi – Thế Vinh, chuyên gia chuyển đổi giá trị.
📞 Hotline: 0939.675.889
“Chuyển đổi để thành công – Chuyển đổi để bứt phá!”